Văn hóa Nhà_Kim

Văn hóa triều Kim phát triển đạt đến mặt bằng rất cao, "từ Đại Định (1161-1189) về sau, văn bút hùng kiện, trực kế Bắc Tống chư hiền".[44] Tại một vài phương diện mặc dù không bì được với Tống, song báo trước sự phát triển của văn hóa hậu thế. Triều Kim thi hành chính sách Hán hóa, từ "tá tài dị đại"[45] đến "quốc triều văn phái" [46] dần hình thành khí phái, phong mạo độc đáo khác với triều Tống, tuy nhiên tinh thần sùng võ dũng mãnh của người Nữ Chân cũng dần biến mất khi tình hình triều Kim ổn định, cuối cùng dẫn đến mất nước. Thời Nguyên, có người nói "Kim vì Nho mà mất", cách nói này không hẳn là nhất định chính xác[47] song người Kim hoàn toàn Hán hóa là sự thực không cần phải tranh cãi. Lưu Kỳ nói: "sau khi nam độ, những người Nữ Chân thế tập mãnh an, mưu khắc thường thường hiếu văn học, thích ngao du với sĩ đại phu". Từ thời Kim Hy Tông về sau, các bậc đế vương triều Kim về sau đều có kiến thức về văn hóa Hán tương đối cao. Thời Nguyên, có người nói: "đế vương biết về âm nhạc có năm người: Đường Huyền Tông, Hậu Đường Trang Tông, Nam Đường Hậu Chủ, Tống Huy Tông, Kim Chương Tông".[48] Trung kỳ triều Kim về sau, hiện tượng người Nữ Chân đổi sang họ Hán, mặc Hán phục ngày càng phổ biến, triều đình luôn cấm song không cản nổi.[49] Kim Thế Tông một lòng phản đối người Nữ Chân hoàn toàn Hán hóa, tích cực thúc đẩy việc học tập chữ viết và ngôn ngữ Nữ Chân, song không làm đảo ngược được tốc độ Hán hóa của người Nữ Chân. Tiếp thu văn hóa Hán nhanh nhất, có trình độ Hán hóa sâu nhất trước tiên là xã hội quý tộc thượng tầng Nữ Chân. Văn hóa nghệ thuật của Kim sau khi kế thừa Liêu và Bắc Tống thì sau không ngừng phát triển, vượt quá Liêu và sau phát triển song song với Nam Tống, cấu thành hai nhánh lớn trong sự phát triển văn hóa Trung Quốc đương thời. Trong lịch sử văn hóa nghệ thuật Trung Quốc, triều Kim có vai trò "cao hơn Liêu và thấp hơn Nguyên".[8]

Tư tưởng

Trang sức phỉ thúy triều Kim

Triều Kim dùng Nho gia làm tư tưởng cơ bản để thống trị nhân dân, còn Đạo giáo, Phật giáoPháp gia cũng được lưu truyền và ứng dụng rộng khắp. Các nhà tư tưởng của triều Kim thảo luận bình phẩm lý học và kinh nghĩa học Lưỡng Tống, khiến lý học lại một lần nữa nổi lên ở phương bắc, phát triển tư tưởng Trung Hoa. Trên phương diện tư tưởng thọc thuật, Triệu Bỉnh Văn được gọi là "Nho chi chính lý chi chủ", ông phê bình ngành truyện chú từ thời Hán đến đương thời, hoàn toàn khẳng định lý học Bắc Tống do Chu Liêm Khê, Nhị Trình (Trình Hạo, Trình Di) kiến lập.[50] Đồng thời dung hợp tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo và lý học thành một thể, dùng để bảo vệ tính chính thống của Kim. Vương Nhược Hư phê bình ngành truyện chú, khẳng định lý học Bắc Tống.[51][52] Tuy nhiên, ông cũng phê bình lý học Bắc Tống, đồng thời từng giành công phu chú thích lý học Lưỡng Tống, cộng thêm bình luận và khen chê; song chưa thành học thuyết. Tác phẩm của Lý Thuần Phủ có "Trung dung tập giải", "Minh đạo tập giải", tư tưởng trước tiên là từ Nho giáo chuyển hướng Đạo giáo, cuối cùng chuyển hướng Phật giáo.[53] Ông nói rằng "học chí ư Phật tắc vô sở học" (học đến Phật thì không còn gì để học nữa), xem các nhà nho Y Xuyên của Tống "giai thiết ngô Phật thư" (đều trộm sách Phật của ta).[54] Để đạt đến tam giáo Nho-Đạo-Phật hợp nhất với Phật giáo là chủ, mạnh dạn khai chiến với lý học Lưỡng Tống.[8]

Về mặt tư tưởng chính trị, Triệu Bỉnh Văn nhận định vương thất và liệt quốc, Hoa và Di, Trung Quốc và quan hệ với bốn phía đều là khả biến, nhận định có lòng thiên hạ của chung thì đều gọi là "Hán", cho rằng giữa xã tắc và dân thì dân quý còn xã tắc thì xem nhẹ, phản đối đề pháp "họa bắt đầu từ phi hậu, thành ở hoạn thủ, mất vì phiên trấn" vào cuối những năm Khai Nguyên thời Đường, nhận định căn nguyên họa hoạn là tại "Minh Hoàng".[55] Vương Nhược Hư cho rằng thống nhất Trung Quốc cần bàn đến "khúc trực chi lý" (cái lý đúng sai), phê phán Âu Dương Tu là nịnh nọt triều đình, cho rằng đất nước tồn vong là do số trời, khen ngợi Tư Mã Quang trong cách nhìn đối với việc chính thống trong lịch sử.[8][56]

Giống như triều Tống, triều Kim tôn sùng Nho học và Khổng Tử. Ngay từ khi quân Kim tiến quân đến Khúc Phụ, khi binh Kim có ý đồ hủy hoại mộ Khổng Tử thì liền bị Hoàn Nhan Tông Hàn ngăn chặn. Từ thời Kim Hy Tông, triều đình Kim bắt đầu tôn Khổng, lập Khổng miếu tại Thượng Kinh, lại phong hậu duệ của Khổng Tử là Diễn Thánh công. Mặc dù Kim Đế Hoàn Nhan Lượng xem nhẹ Nho học, đến thời Kim Thế Tông và Kim Chương Tông thì Kim lại hết mình tôn Khổng sùng Nho, xây sửa Khổng miếu và miếu học, đồng thời tông sùng "Thượng thư", "Mạnh Tử".[8][57]

Văn học và văn tự

Ngân bài mãnh khắc triều Kim, trên lệnh bài viết bằng Nữ Chân văn, khai quật tại Nakhodka, vùng Primorsky, Liên bang Nga

Vào thời kỳ đầu triều Kim, văn học còn giản đơn mộc mạc, văn học gia phần lớn là bọn người Liêu và người Tống như Hàn Phưởng. Thái Khuê (?~1174) được gọi là cha đẻ của văn học chính truyền triều Kim, ngoài ra còn có Đảng Hoài Anh, cũng như Triệu Phong, Vương Đình Quân, Vương Tịch, Lưu Tòng Ích. Thời kỳ Kim Chương Tông, văn học gia hữu danh có thể kể đến như Triệu Bỉnh Văn, Dương Vân Dực, Lý Thuần Phủ, Nguyên Hiếu Vấn, người Nữ Chân hữu danh có Kim Đế Hoàn Nhan Lượng và Kim Chương Tông. Khi Kim Đế Hoàn Nhan Lượng nam hạ xâm Tống, tại Dương châu làm thơ, có câu: "đề binh bách vạn Tây Hồ trắc, lập mã ngô sơn đệ nhất phong". Hoàn Nhan Lượng lập chí diệt Tống thống nhất Trung Quốc, lời thơ thể hiện sự quyết tâm, bút lực hùng kiện, phong cách khoan khoát. Kim Chương Tông cực kỳ yêu thích thơ từ, sáng tác rất nhiều, song ý cảnh chỉ là cảnh sinh hoạt trong cung, giống như "cung thể thi". Được Kim Chương Tông đề xướng, quan viên quý tộc Nữ Chân cũng có nhiều người học sáng tác thơ Hán. Thi ca do Dự vương Hoàn Nhan Doãn Thành sáng tác được biên thành "Nhạc thiện lão nhân tập". Bên dưới, mãnh an, mưu khắc cũng nỗ lực học thơ, như mãnh an Thuật Hổ Huyền, mưu khắc Ô Lâm Đáp Sảng đều cùng sĩ đại phu người Hán giao du, cần mẫn học thơ. Văn nhân hữu danh triều Kim là Vương Nhược Hư và Nguyên Hiếu Vấn. Tác phẩm của Vương Nhược Hư có "Hô Nam dị lão tập", là bậc anh tài về thơ văn và khảo chứng kinh sử, sơ bộ kiến lập văn pháp học và tu từ học, luận sử của ông công kích Tống Kỳ, luận thi văn của ông lại tôn Tô Thức và hạ thấp Hoàng Đình Kiên, là một bình luận gia có quyền uy trong triều đình Kim, sau này "Kim thạch văn lệ" của Phan Thăng Tiêu chịu ảnh hưởng từ ông. Nguyên Hiếu Vấn là văn học gia có nhiều thành tựu vào thời Kim, tác phẩm của ông có "Di Sơn văn tập", còn "Luận thi tuyệt cú" của ông có 30 bài, xem trọng về đánh giá tác gia, mở đầu cho một môn phái luận thơ quan trọng sau này. "Trung châu tập" của Nguyên Hiếu Vấn thì dùng thơ để lưu sử, ông đưa các khu vực, thi nhân các tộc vào làm nhân vật trong Trung châu tập, phản ánh cụ thể tư tưởng thống nhất các tộc người.[8]

Tạp kịchhí khúc dưới triều Kim đạt được sự phát triển tương đối, thịnh hành hình thức dùng tạp kịch để diễn trò. Sự phát triển của "Viện bản" thời Kim là cơ sở cho tạp kịch "Nguyên khúc" sau này. "Tây sương ký chư cung điều" của Đổng Giải Nguyên vào thời kỳ Kim Chương Tông là một kiệt tác hí kịch cổ điển của Trung Quốc. Ông tiến hành cải biến dựa trên "Oanh oanh truyện" của Nguyên Chẩn thời Đường, song về phương diện tư tưởng nghệ thuật có sự đột phá khỏi rào cản tư tưởng truyền thống, được gọi là "ông tổ cổ kim truyền kỳ", "tổ của Bắc khúc".[8]

Nữ Chân văn và Hán văn là văn tự công thông hành của triều Kim, trong đó Nữ Chân văn căn cứ theo Khiết Đan tự để viết ngôn ngữ Nữ Chân, bản thân Khiết Đan tự lại cải chế từ Hán tự. Người Nữ Chân nguyên sử dụng Khiết Đan tự, sau khi lập quốc triều Kim, Hoàn Nhan Hy Doãn phụng lệnh Kim Thái Tổ tham khảo Hán văn và Khiết Đan văn mà sáng tạo ra Nữ Chân văn, đến tháng 8 năm 1191 thì ban hành. Năm 1165, Đồ Đan Tử Ôn tham khảo Khiết Đan tự tham khảo bản dịch Khiết Đan tự mà dịch xong các sách như "Trinh Quán chính yếu", "Bạch thị sách lâm". Thời Kim Thế Tông, triều đình thiết lập 'dịch kinh sở', phiên dịch kinh sử Hán văn thành Nữ Chân văn, sau đó cũng dần dịch thêm nhiều bản thư tịch Hán văn[chú thích 11]. Kim Thế Tông nói với bọn tể tướng: "Sở dĩ Trẫm ra mệnh lệnh phiên dịch Ngũ Kinh là muốn người Nữ Chân biết nhân nghĩa đạo đức sở tại". Tuy nhiên, đương thời khi dịch thuật giữa Nữ Chân tự và Hán tự thì trước tiên phải dịch sang Khiết Đan tự, sau lại tiếp tục chuyển dịch. Thời kỳ Kim Chương Tông, thành lập Hoằng văn viện dịch kinh thư Nho học, mệnh học quan giảng giải. Năm 1191, triều đình bãi phế Khiết Đan tự, quy định từ đó về sau phải trực dịch giữa Hán tự và Nữ Chân tự. Tuy nhiên, cùng với sự thông dụng của Hán ngữ, quý tộc Nữ Chân phần nhiều biết đọc Hán tự. Thư tịch Hán tự được lưu hành rộng khắp trong cộng đồng người Nữ Chân.[8]

Tôn giáo

Tượng Bồ Tát bằng gỗ thời Kim

Chính sách tôn giáo của triều Kim phần lớn đều chủ trương thuận tòng và nhẫn nại, chủ yếu liên quan tới người Hán và giai cấp thống trị dị tộc. Không kể Phật giáo hay Đạo giáo, đều chủ trương lấy giáo nghĩa của mình làm chủ trong Phật-Đạo-Nho hợp nhất, như trong phát triển lý luận của Phật giáo có Vạn Tùng Hành Tú và Lý Thuần Phủ với trình độ rất cao. Người sáng lập nên Toàn Chân giáoVương Triết, phàm khi lập hội đều dùng danh tam giáo, "Toàn Chân giáo tổ bi" của Hoàn Nhan Thục có ghi: "có thể thấy sự hư không minh diệu, tịch tĩnh viên dung, không chỉ chứa nhất giáo". Vương Triết xuất phát từ chủ trương tam giáo hợp nhất, khuyên mọi người tụng "Đạo đức thanh tĩnh kinh", "Bàn nhược tâm kinh", "Hiếu kinh" cùng các kinh điển Đạo, Phật, Nho khác.[58][59]

Thời kỳ chưa lập quốc, Phật giáo đã lưu truyền trong tộc người Nữ Chân, sau khi họ diệt Liêu và Bắc Tống, lại chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Nguyên, niềm tin đối với Phật giáo càng phát triển. Các phái Phật giáo như Hoa Nghiêm, Thiền, Tịnh, Mật đều có sự phát triển tương đối. Trong đó, Thiền tông đặc biệt thịnh hành, việc này có thể nói là hoàn toàn chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Bắc Tống, đối với các mặt xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa và tập tục của Kim đều có ảnh hưởng trọng yếu. Sau khi tộc Nữ Chân chiếm lĩnh Trung Nguyên, Đạo Tuân kế thừa Tịnh Như hoằng pháp tại Linh Nham tự, tác phẩm có các thư tịch "Kỳ chúng quảng ngữ", "Du phương khám biện", "Tụng cổ xướng tán". Ở Biện Lương có Phật Nhật đại hoằng pháp hóa, đệ tử truyền pháp là Viên Tính trong những năm Đại Định (1161-1189) ứng thỉnh chủ trì Đàm Chá Sơn tự ở Yên Kinh, hết lòng phục hưng Thiền học. Vạn Tùng Hành Tú là một thiền sư đặc biệt có danh tiếng vào thời Kim, tại Tòng Dung am ông từng bình xướng thiên đồng với "Tụng cổ bách tắc", soạn "Tòng Dung lục", là danh tác Thiền học. Ông đồng thời cũng có tư tưởng dung quán tam giáo, khuyến trọng thần đương thời là Da Luật Sở Tài lấy Phật trị tâm, rất được Da Luật Sở Tài xưng tụng, nói ông "có huyết mạch Tào Động, có tinh xảo của Vân Môn, dự cơ phong của Lâm Tế".[59]

Đạo giáo đến thời Kim xuất hiện Tam đại tân hưng giáo phái là Toàn Chân giáo, Đại Đạo giáo, Thái Nhất giáo. Vương Triết sáng lập ra Toàn Chân giáo vào năm 1167, về sau bảy vị đệ tử của ông luân lưu tiếp nhiệm. Toàn Chân giáo kế thừa tư tưởng Đạo giáo truyền thống, còn đưa thêm tư tưởng phủ lục, đan dược, chỉnh lý nội dung, thiết lập căn cơ cho Đạo giáo ngày nay. Lưu Đức Nhân sáng lập ra Đại Đạo giáo vào năm 1142, giáo phái này chủ trương "thủ khí dưỡng thần", đề xướng tự nuôi dưỡng sức lực, ít nghĩ đến dục, không nói về tu luyện thăng thiên, trường sinh bất lão, đồng thời đưa tư tưởng Nho gia vào hệ thống tư tưởng của mình. Ngoài ra, Đại Đạo giáo còn có chế độ xuất gia. Tiêu Bão Trân là thủy tổ của Thái Nhất giáo, sáng lập ra giáo phái vào năm 1138. Giáo phái này lấy đạo pháp phù lục làm chủ, cũng theo pháp nội luyện mềm yếu. Thái Nhất giáo mô phỏng nguyên tắc bí truyền của Thiên Sư đạo, những người quản lý giáo phái khi tựu nhiệm đều phải đổi sang họ "Tiêu". Thái Nhất giáo lập giáo tông chỉ thị "độ quần sinh ư khổ ách", tôn trọng nhân luân.[59]

Tín ngưỡng của người Nữ Chân là Tát Mãn giáo, là một tôn giáo nguyên thủy bao gồm các tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, vật tổ, vạn vật hữu linh, sùng bái tổ tiên, vu thuật. Tát Mãn là trung gian khai thông giữa người và thần, khi tế tự trong lễ nghi, sự kiện trọng đại và ngày tết đều có vu sư tham gia hoặc do tư nghi của họ tiến hành. Nội dung dung hoạt động của Tát Mãn giáo có thể liệt kê như làm tai họa biến mất và khỏi bệnh, người cầu sinh trai gái, chửi rủa người khác gặp phải tai họa.[59]

Nghệ thuật

Nghệ thuật thời Kim trong quá trình phát triển đạt được thành tựu rất cao trên các phương diện. Kim Chương Tông cho lập Thư họa viện, thu tập danh họa từ dân gian và Tống cất giữ, Vương Đình Quân và Bí thư lang Trương Nhữ Phương giám định 500 quyển thư họa mà triều Kim cất giữ, đồng thời phân biệt định ra thứ hạng.[60] Năm 1127, binh Kim công phá kinh thành Biện Lương của Bắc Tống, đã thu được các bức họa do triều đình Tống cất giữ, bắt họa công đưa về bắc. Cung đình thời Kim xem trọng việc cất giữ các thư họa, lấy số tranh thu được từ Bắc Tống và trong nội phủ làm cơ sở, lại tiến hành trưng tập từ dân gian để làm giàu thêm. Hội họa triều Kim nằm dưới sự ảnh hưởng của văn hóa Hán, so với triều Liêu thì thịnh vượng hơn, đặc biệt là thời kỳ từ Kim Thế Tông đến Kim Chương Tông, hoạt động hội họa ngày càng sôi nổi. Kim Chương Tông giỏi thơ văn thư pháp, lại yêu thích hội họa, ông cho thiết lập Thư họa cục thuộc Bí thư giám, đưa số tranh cất giữ giám định hơn nữa, cũng học tập Tống Huy Tông thư thể đề tên đóng dấu lên danh tác. Triều Kim còn cho lập Đồ họa thự thuộc Thiếu phủ giám, "quản lý đồ họa lũ kim tượng". Đương thời, các bức tranh có tiếng phải kể đến "Phu tuấn đồ" của Ngu Trọng Văn, "Khô mộc" của Vương Đình Quân, "Thần quy đồ" của Trương Khuê, "Chiêu lăng lục tuấn đồ" của Triệu Lâm, đẹp nhất là "Văn cơ quy hán đồ" của Trương Vũ. Kim Đế Hoàn Nhan Lượng có tài vẽ trúc, Hoàn Nhan Doãn Cung vẽ hươu nai nhân vật, Vương Đình Quân giỏi vẽ sơn thủy mặc trúc, Vương Bang Cơ giỏi vẽ nhân vật, Từ Vinh Chi giỏi vẽ điểu hoa, Đỗ Kỹ vẽ an mã (ngựa đặt yên). Tác phẩm hội họa sơn thủy trúc thạch của Vũ Nguyên Trực, Lý Sơn và Vương Đình Quân so với tác phẩm cùng thời của Nam Tống thì hình như biểu lộ ra nhiều hơn phẩm vị "văn nhân".[60]

Thư pháp gia thời Kim học từ thư pháp Bắc Tống, Kim Chương Tông học sấu kim thể của Tống Huy Tông, đạt được thành tựu to lớn. Vương Cạnh giỏi thảo thư và lệ thư, nhất là đại tự, bảng đề trên cung điện lưỡng đô đều là chữ của ông. Đảng Hoài Anh giỏi triện văn và trứu văn, được học giả tôn kính. Triệu Phong giỏi chính, hành, thảo thư, cũng thạo về tiểu triện, chính thư thể đồng thời nhan, tô, thư họa thể hiện vẻ hùng tú, có thể so sánh với Thạch Mạn Khanh của Bắc Tống. Ngô Kích có được bút ý của nhạc phụ Mễ Phất, trong số những người học Mễ Phất đương thời thì Vương Đình Quân đạt được trình độ sâu sắc nhất, đám người Quỳ Tử Sơn vào thời Nguyên sơ không đạt tới trình độ thư pháp của ông. Nhâm Tuân có tài nghệ về nhiều phương diện, thư pháp của ông là đệ nhất đương thời, "Trung châu tập" viết ông "họa cao ư thư, thư cao ư thi, thi cao ư văn".[60]

Những năm đầu triều Kim, nhạc khí của người Nữ Chân chỉ có hai loại trống, sáo; ca vịnh chỉ có một khúc "chá cô". Sau khi tiến vào đất Tống, quân Kim thu được nhạc công, nhạc khí, nhạc thư của giáo phường triều Tống, âm nhạc của người Hán được dung nhập vào trong âm nhạc của người Nữ Chân. Khi Kim Thế Tông thiết yến chiêu đãi sứ giả Nam Tống và Tây Hạ, nhạc nhân học theo triều Tống, song phục trang bất đồng. Vũ đạo triều Kim khởi nguyên từ thời tổ tiên là người Mạt Hạt, sau khi lập quốc, về cơ bản triều Kim trực tiếp hấp thụ vũ đạo từ Bắc Tống, đồng thời cũng phát triển văn hóa nhạc vũ của người Nữ Chân. Về phương diện hí khúc, chư cung điều lưu hành từ thời Bắc Tống, đến triều Kim thì trở thành loại hình thuyết xướng chủ yếu. Trong số tác phẩm chư cung điều đương thời, chỉ có "Tây sương ký chư cung điều" và "Lưu Tri Viễn" của Đổng Giải Nguyên là còn lưu truyền đến ngày nay, trong đó việc "Tây sương ký chư cung điều" xuất hiện có ý nghĩa trong việc hình thành sơ bộ Nguyên khúc về sau.[60]

"Chiêu lăng lục tuấn đồ quyển" (một phần) do Triệu Lâm vẽ,.
"Thần quy đồ" do Trương Khuê vẽ.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà_Kim http://jwsr.ucr.edu/archive/vol12/number2/pdf/jwsr... http://books.google.com.hk/books?id=t21yghJHIpEC&p... http://www.archive.org/stream/06059337.cn#page/n11... //dx.doi.org/10.1111%2F0020-8833.00053 //dx.doi.org/10.5195%2FJWSR.2006.369 http://www.escholarship.org/uc/item/3cn68807 //www.jstor.org/stable/2600793 //www.worldcat.org/issn/1076-156X https://web.archive.org/web/20070222011511/http://... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Jin_Dy...